Là một quốc gia thuộc liên minh Châu Âu, Thụy Sĩ được biết đến là quốc gia với nhiều hoạt động tài chính quan trọng của khu vực và trên thế giới. Thụy Sĩ nổi tiếng với những ngân hàng bảo mật hàng đầu thế giới, những chiếc đồng hồ, dãy núi Alps, những hồ nước trong xanh hay những lễ hội âm nhạc sôi động. Có vị trí giáp với Pháp, Đức, Ý và Áo nên Thụy Sĩ thường xuyên là điểm đến không thể thiếu trong các hành trình du lịch Châu Âu của các du khách Việt và thế giới.

Tổng hợp thông tin du lịch Thụy Sĩ (thường xuyên cập nhật)

Du lịch Thụy Sĩ mùa nào đẹp nhất?

Thời gian đẹp nhất để du lịch Thụy Sĩ là vào cuối Xuân đầu Hè (tháng 4 đến tháng 6) và mùa Thu (tháng 9 đến tháng 10). Đây là khoảng thời gian có thời tiết đẹp, nắng chan hòa và trời khô ráo. Rất thuận tiện cho các hoạt động tham quan và di chuyển.

Thông tin visa du lịch Thụy Sĩ

Là quốc gia trong khối Schengen nên bạn chỉ cần xin visa Schenge là có thể đi du lịch Thụy Sĩ và qua lại các nước trong khối mà không cần thị thực nữa. Việc xin visa Châu Âu nói chung không dễ dàng đối với công dân Việt Nam, do đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác để tỷ lệ thành công được cao nhất.

Các thông tin chi tiết về visa Châu Âu bạn có thể tham khảo tại đây: https://onlinebooking.vn/visa-chau-au/

Đặt vé máy bay đi Thụy Sĩ.

Không có đường bay thẳng từ Việt Nam đi Thụy Sĩ, nên cách tốt nhất là bạn quá cảnh tại Paris (Pháp) hoặc Frankfurt (Đức). Có nhiều hãng hàng không bay từ Hà Nội đi Paris và Frankfurt như Vietnam Airlines (bay thẳng), Qatar Airways (transit Doha), Turkish Airlines (transit Istanbul), Air China (transit Bắc Kinh), Air France (transit Bangkok), AVA Air (transit Đài Loan)…với mức giá khoảng 17-20tr/vé khứ hồi.

Thông tin chuẩn bị trước chuyến đi.

  • Tiền tệ: Là quốc gia trong khối liên minh Châu Â, nên các giao dịch mua bán tại Thụy Sĩ hầu như đều sử dụng Đồng Euro, do đó trước khi đi bạn cần đổi tiền Việt ra Euro số tiền dự kiến chi tiêu và có thể mang theo thẻ tín dụng thanh toán quốc tế (visa, master..).
  • Hành lý: Với các chuyến bay Việt Nam đi Châu Âu (Đức, Pháp) sử dụng vé máy bay hạng phổ thông bạn sẽ được mang theo 1 kiện xách tay 7-10kg (tùy hãng bay) và 1 kiện hành lý ký gửi 30kg. Bạn lưu ý đọc kỹ quy định của các hãng hàng không khi đặt vé về kích thước hành lý và những đồ vật cấm mang lên máy bay.
  • Internnet & viễn thông: Để thuận tiện bạn có thể đặt thuê thiết bị phát wifi quốc tế mang đi từ Việt Nam với chi phí khoảng 30-40k/ngày. Nếu bạn đặt phòng khách sạn từ 3* trở lên thì hầu như chắc chắn bạn sử dụng được wifi miễn phí.
  • Thiết bị và ổ điện: Tại Thụy Sĩ nói riêng và các nước Châu Âu nói chung thường sử dụng ổ điện kiểu chuẩn E và F, do đó bạn nên mang theo ổ cắm điện đa năng để dễ dàng kết nối các thiết bị máy tính, sạc điện thoại với hệ thống điện của khách sạn.

Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ

  • Địa chỉ: Schlösslistrasse 26, 3008 Berne
  • Điện thoại: +41-31-3887878/ 3887882
  • Fax: +41-31-3887879

Các điểm tham quan tại Thụy Sĩ (có giá vé tham khảo).

  • Bảo tàng Rietberg Zurich: Giá vé 19$
  • Pháo đài Château de Chillon: Giá vé 13$
  • Bảo tàng Quốc gia Zurich: Giá vé 9$
  • Bảo tàng vận tải Thụy Sĩ Lucerne: Giá vé 33$
  • Bảo tàng Chaplin’s World: Giá vé 28$
  • Tour tham quan bảo tàng quốc gia Thụy Sĩ: Giá vé 60$
  • Tham quan làng Swissminiatur: Giá vé 18$
  • Hẻm núi Glacier Canyon Grindelwald: 20$
  • Bảo tàng Olympic: Giá vé 20$
  • Lâu đài Schloss Thun: Giá vé 10$
  • Pháo đài Château de Gruyères: Giá vé 10$
  • Xe lửa Swiss Vapeur Parc: Giá vé 14$
  • Sông băng Matterhorn: Giá vé 90$
  • Cáp treo và tham quan Tissot: Giá vé 83$
  • Tham quan Núi Titlis: 71$
  • Cáp treo và tham quan đỉnh Mt. First: 67$
  • Tour tham quan Mt Pilatus từ Lucerne: 89$
  • Chocolate Adventure: Giá vé 17$
  • Bảo tàng dinh dưỡng Alimentarium: Giá vé 14$
  • Nhà máy Sô cô la Maestrani: 12$

Đặt khách sạn tại Thụy Sĩ

Để thuận tiện việc di chuyển, đi lại tham quan bạn nên đặt khách sạn gần khu trung tâm thành phố. Giá khách sạn tiêu chuẩn 3 sao tại Geneva khoảng 250-300 USD/đêm/phòng; tại Bern khoảng 150 USD/đêm/phòng và tại Zürich khoảng 200-250 USD/đêm/phòng. Bạn vào các website đặt khách sạn trực tuyến để xác định vị trí, xem hình ảnh, diện tích phòng và đánh giá của các khách đã từng lưu trú để lựa chọn khách sạn đặt phòng.

Văn hóa người Thụy Sĩ

Mặc dù không phải là du học hay định cư mà chỉ đơn giản là đi du lịch Thụy Sĩ, tuy nhiên bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu thêm về văn hóa người Thụy Sĩ để tiện giao tiếp và tránh những rắc rối không cần thiết khi đến với quốc gia này.

Giao tiếp

Người Thụy Sỹ được coi là rất lịch sự, không gò bó và hạn chế tối đa động chạm trực tiếp với nhau. Cho nên, ngoài cái bắt tay làm quen thì nên hết sức tránh vỗ vai, vỗ lưng hay vòng tay khoác, ôm họ. Khi ngồi trao đổi thường giữ khoảng cách ít nhất 1 mét, kể cả khi đứng nói chuyện với nhau cũng giữ khoảng cách xa. Chỉ được xưng hô bằng tên gọi khi thật thân thiết với nhau.

Họ rất coi trọng sự yên bình, tính tự lập và độc lập. Vì thế, họ không xô bồ với người khác và không để người khác xô bồ với mình. Họ rất ít khi để cảm xúc chi phối hành động.

Người Thụy Sỹ ít làm những động tác bằng tay khi nói chuyện. Chống tay ngang hông bị coi là thách thức họ, khoanh tay trước ngực bị coi là biểu hiện của sự cự tuyệt. Dang rộng tay hoặc cử động mạnh bị coi là lố bịch hoặc đe dọa họ.

Không nên chống tay ngang hông hay khoanh tay trước ngực khi ở Thụy Sỹ

Nên giữ khoảng cách 3 bước với người xung quanh mặc dù bạn có thể là bạn bè quen thuộc hoặc nam hay nữ. Nếu sơ ý có một sự va chạm nhẹ bạn nên mở lời xin lỗi ngay nhé.

Không nên đụng chạm đến những gì không phải là sỡ hữu của mình. Mặc dù ở những nơi công cộng, trên đường phố, trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu thấy vật gì không là của mình, bạn nên đừng dụng đến nó.

Bắt tay

Đây là cử chỉ quen thuộc thông thường đối với các nước phương Tây mang tính trận trọng mặc dù bắt tay người cùng giới hay khác giới. Nếu bạn đang ngồi bỗng dưng có người đến bắt tay bạn, nên cố gắng đứng lên đưa bắt tay phải, vì bắt tay bao giờ cũng ở trạng thái đứng.

Hôn má

Diễn tả mối quan hê mật thiết bạn bè thân thiết, họ hàng thân thuộc. Theo phong tục người Thụy Sỹ thường hôn nhau ba lần hai bên má đối với phái nữ, trong khi đó người Pháp hoặc Đức hôn hai lần bên má.

Chào hỏi

Cố gắng mở lời chào khi gặp nhau mặc dù là nhiều lần trong ngày và dù chỉ là người quen biết bình thường, hàng xóm.

Xưng tên họ

Rất được coi trọng trong những cuộc gặp gỡ  mang tính trân trọng, ví dụ như phỏng vấn việc làm, các cuộc hợp… bạn nên nhớ họ của người mình sẽ gặp đó là sự chứng tỏ sự tôn trọng. Khi gặp nhau nên mở lời chào trình trình kèm theo họ của người đó. Ví dụ theo tiếng Anh “Good morning/ afternoon, Mr. Carr (họ)” và người đối diện cũng sẽ có cử chỉ đáp lại tương tự.

Giữ gìn vệ sinh chung

Cố gắng giữ sạch sẽ trong mọi nơi mọi chỗ, nhất là nơi công cộng. Bạn có thể bị phạt tiền nếu quăng rác bừa bãi. Bạn sẽ bị phạt nếu vứt rác bừa bãi ở Thụy Sỹ.

Đúng giờ đồng nghĩa với sự tôn trọng

Đúng giờ trong mọi công việc, học tập, lúc phỏng vấn, những cuộc hẹn, buổi họp… chính là sự tôn trọng tối thiểu của mỗi cá nhân. Điều này luôn đúng khi các bạn làm việc hay hợp tác với những người đến từ các quốc gia châu Âu nói chung và Thụy Sỹ nói riêng.

Tránh những câu hỏi về bản thân người khác

Khác với phong tục Việt Nam mình, các câu hỏi về bản thân gia đình, hôn nhân, con cái có thể là lời hỏi thật thiện, quan tâm, tuy nhiên đối với người Thụy Sỹ cũng như các nước phương Tây các câu hỏi này được xem là “cấm kỵ” ngay cả cha mẹ trong gia đình không nên hỏi con cái trừ khi người đó muốn bày tỏ và thổ lộ.